Bài tập SGK Vật Lý 12 Bài 32: Hiện tượng quang - phát quang.
-
Bài tập 1 trang 165 SGK Vật lý 12
Hiện tượng quang - phát quang là gì? Phân biệt hiện tượng huỳnh quang và hiện tượng lân quang.
-
Bài tập 2 trang 165 SGK Vật lý 12
Ánh sáng huỳnh quang có đặc điểm gì?
-
Bài tập 3 trang 165 SGK Vật lý 12
Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang?
A. Tia lửa điện.
B. Hồ quang.
C. Bóng đèn ống.
D. Bóng đền pin.
-
Bài tập 4 trang 165 SGK Vật lý 12
Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới đây?
A. Ánh sáng đỏ.
B. Ánh sáng lục.
C. Ánh sáng lam.
D. Ánh sáng chàm.
-
Bài tập 5 trang 165 SGK Vật lý 12
Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu lục. Nếu dùng tia tử ngoại để kích thích sự phát quang của chất đó thì ánh sáng phát quang có thể có màu nào?
A. Màu đỏ.
B. Màu vàng.
C. Màu lục.
D. Màu lam.
-
Bài tập 6 trang 165 SGK Vật lý 12
Ở trên áo của các công nhân làm đường hay dọn vệ sinh trên đường thường có những đường kẻ to bản, nằm ngang, màu vàng hoặc lục.
a) Những đường kẻ to dùng để làm gì?
b) Những đường kẻ đó bằng chất liệu phát quang hay phản quang?
c) Hãy đề xuất một thí nghiệm đơn giản để nhận biết những chất liệu đó là phát quang hay phản quang.
-
Bài tập 32.1 trang 90 SBT Vật lý 12
Sự phát sáng của nguồn sáng nào dưới đây là sự phát quang ?
A. Bóng đèn xe máy.
B. Hòn than hồng.
C. Đèn LED.
D. Ngôi sao băng.
-
Bài tập 32.2 trang 90 SBT Vật lý 12
Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu vàng lục khi được kích thích phát sáng. Hỏi khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì chất đó sẽ phát quang ?
A. Lục. B. Vàng.
C. Da cam. D. Đỏ.
-
Bài tập 32.3 trang 91 SBT Vật lý 12
Ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng 0,50μm. Hỏi nếu chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào dưới đây thì nó sẽ không phát quang ?
A. 0,30 μm. B. 0,40 μm.
C. 0,50 μm. D. 0,60 μm.
-
Bài tập 32.4 trang 91 SBT Vật lý 12
Trong hiện tượng quang - phát quang, có sự hấp thụ ánh sáng để làm gì ?
A. Để tạo ra dòng điện trong chân không.
B. Để thay đổi điện trở của vật
C. Để làm nóng vật.
D. Để làm cho vật phát sáng.
-
Bài tập 32.5 trang 91 SBT Vật lý 12
Hãy chọn phát biểu đúng.
Trong hiện tượng quang - phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một phôtôn s đưa đến :
A. Sự giải phóng một êlectron tự do.
B. Sự giải phóng một êlectron liên kết.
C. Sự giải phóng một cặp êlectron và lỗ trống.
D. Sự phát ra một phôtôn khác
-
Bài tập 32.6 trang 91 SBT Vật lý 12
Hiện tượng quang - phát quang có thể xảy ra khi phôtôn bị
A. êlectron dẫn trong kẽm hấp thụ.
B. êlectron liên kết trong CdS hấp thụ.
C. phân tử chất diệp lục hấp thụ.
D. hấp thụ trong cả ba trường hợp trên