Bài tập SGK Hóa Học 10 Bài 32 Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit.
-
Bài tập 1 trang 138 SGK Hóa học 10
Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau:
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 (1)
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (2)
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?
A. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.
B. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
C. Phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2): H2S là chất khử.
-
Bài tập 2 trang 138 SGK Hóa học 10
Hãy ghép cặp chất và tính chất của chất sao cho phù hợp:
Các chất Tính chất của chất A. S a) Chỉ có tính oxi hóa B. SO2 b) Chỉ có tính khử C. H2S c) Có tính oxi hóa và tính khử D. H2SO4 d) Không có tính oxi hóa và tính khử -
Bài tập 3 trang 138 SGK Hóa học 10
Cho phản ứng hóa học:
H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng?
A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.
B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.
D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
-
Bài tập 4 trang 138 SGK Hóa học 10
Hãy cho biết những tính chất hóa học đặc trưng của:
a) Hiđro sunfua.
b) Lưu huỳnh đioxit.
Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.
-
Bài tập 5 trang 139 SGK Hóa học 10
Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 màu tím nhận thấy dung dịch bị mất màu, vì xảy ra phản ứng hóa học sau:
SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4
a) Hãy cân bằng phương trình hóa học trên bằng phương pháp thăng bằng electron.
b) Hãy cho biết vai trò của SO2 và KMnO4 trong các trường hợp trên.
-
Bài tập 6 trang 139 SGK Hóa học 10
a) Bằng phản ứng hóa học nào có thể chuyển hóa lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit và ngược lại lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh?
b) Khí lưu huỳnh đioxit là khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá, thép.
Tính chất nào của SO2 đã hủy hoại những công trình này? Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh.
-
Bài tập 7 trang 139 SGK Hóa học 10
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng lưu huỳnh đioxit và lưu huỳnh trioxit là những oxit axit?
-
Bài tập 8 trang 139 SGK Hóa học 10
Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư), thu được 23,9g kết tủa màu đen.
a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.
b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)?
c) Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu?
-
Bài tập 9 trang 139 SGK Hóa học 10
Đốt cháy hoàn toàn 2,04g hợp chất A, thu được 1,08g H2O và 1,344 lít SO2 (đktc).
a) Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất A.
b) Dẫn toàn lượng hợp chất A nói trên đi qua dung dịch axit sunfuric đặc thấy có kết tủa màu vàng xuất hiện.
- Hãy giải thích tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.
- Tính khối lượng chất kết tủa thu được
-
Bài tập 10 trang 139 SGK Hóa học 10
Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M.
a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng có thể xảy ra.
b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
-
Bài tập 32.1 trang 68 SBT Hóa học 10
Cho phản ứng: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lưu huỳnh bị oxi hoá và hiđro bị khử.
B. Lưu huỳnh bị khử và không có chất nào bị oxi hoá
C. Lưu huỳnh bị khử và hiđro bị oxi hoá
D. Lưu huỳnh trong SO2 bị khử, lưu huỳnh trong H2S bị oxi hóa
-
Bài tập 32.2 trang 68 SBT Hóa học 10
Oxit nào sau đây là hợp chất ion ?
A. SO2
B. SO3
C. CO2
D. CaO