Bài tập SGK Vật Lý 10 Bài 22: Ngẫu lực.
-
Bài tập 1 trang 118 SGK Vật lý 10
Ngẫu lực là gì? Nêu một vài ví dụ về ngẫu lực.
-
Bài tập 2 trang 118 SGK Vật lý 10
Nêu tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn?
-
Bài tập 3 trang 118 SGK Vật lý 10
Viết công thức tính momen của ngẫu lực. Momen của ngẫu lực có đặc điểm gì?
-
Bài tập 4 trang 118 SGK Vật lý 10
Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20cm. Momen của ngẫu lực là:
A. 100 N.m; B. 2,0 N.m;
C. 0,5 N.m; D. 1,0 N.m.
-
Bài tập 5 trang 118 SGK Vật lý 10
Một ngẫu lực gồm có hai lực và có \(F_1 = F_2 = F\) và có cánh tay đòn d. Momen ngẫu lực này là:
A. \((F_1 - F_2)d\).
B. \(2Fd\)
C. \(Fd\)
D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.
-
Bài tập 6 trang 118 SGK Vật lý 10
Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5cm và có độ lớn \(F_A = F_B = 1N\) (hình 22.6a).
a) Tính momen của ngẫu lực.
b) Thanh quay đi một góc \(\alpha = 30^o\). Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B (hình 22.6b). Tính momen của ngẫu lực.
-
Bài tập 22.1 trang 49 SBT Vật lý 10
Một ngẫu lực \(\vec F,\overrightarrow {F'} \) tác dụng vào một thanh cứng như hình 22.1. Momen của ngẫu lực tác dụng vào thanh đối với trục O là bao nhiêu ?
A. (Fx + Fd). B. (Fd - Fx).
C. (Fx - Fd). D. Fd.
-
Bài tập 22.2 trang 50 SBT Vật lý 10
Tác dụng của ngẫu lực đối với một vật có thay đổi không nếu ta thay đổi điểm đặt và phương của cặp lực (F, F') nhưng không thay đổi độ lớn của lực và cánh tay đòn của ngẫu lực (H.22.2 a và b) ?
-
Bài tập 22.3 trang 50 SBT Vật lý 10
Một vật rắn phẳng, mỏng có dạng là một tam giác đều ABC, mỗi cạnh là a = 20 cm. Người ta tác dụng vào vật một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Các lực có độ lớn là 8 N và đặt vào hai đỉnh A và B. Tính momen của ngẫu lực trong các trường hợp sau đây :
a) Các lực vuông góc với cạnh AB.
b) Các lực vuông góc với cạnh AC.
c) Các lực song song với cạnh AC.