Bài tập SGK Vật Lý 11 Bài 22: Lực Lo-ren-xơ.
-
Bài tập 1 trang 138 SGK Vật lý 11
Lực Lo-ren-xơ là gì? Viết công thức của lực Lo-ren-xơ.
-
Bài tập 2 trang 138 SGK Vật lý 11
Phát biểu quy tắc bàn tay trái cho lực Lo-ren-xơ.
-
Bài tập 3 trang 138 SGK Vật lý 11
Phát biểu nào sau đây là sai?
Lực Lo-ren-xơ
A. Vuông góc với từ trường.
B. Vuông góc với vận tốc.
C. Không phụ thuộc vào hướng của từ trường.
D. Phụ thuộc vào dấu của điện tích.
-
Bài tập 4 trang 138 SGK Vật lý 11
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Hạt êlectron bay vào trong một từ trường đều theo hướng của từ trường thì
A. Hướng di chuyển thay đổi.
B. Độ lớn của vận tốc thay đổi.
C. Động năng thay đổi.
D. Chuyển động không đổi.
-
Bài tập 5 trang 138 SGK Vật lý 11
Một ion theo quỹ đạo tròn bán kính R trong một mặt phẳng vuông góc với các đường sức từ trường đều. Khi độ lớn vận tốc tăng gấp đôi thì bán kính quỹ đạo là bao nhiêu?
A. .
B. R.
C. 2R.
D. 4R.
-
Bài tập 6 trang 138 SGK Vật lý 11
So sánh lực điện và lực Lo-ren-xơ cùng tác dụng lên một điện tích.
-
Bài tập 7 trang 138 SGK Vật lý 11
Hạt prôtôn chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính 5 m dưới tác dụng của một từ trường đều \(B = 10^{-2} T\). Xác định:
a) Tốc độ của prôtôn.
b) chu kì chuyển động của prôtôn.
Cho \(m_p = 1,672.10^{-27} kg.\)
-
Bài tập 8 trang 138 SGK Vật lý 11
Trong một từ trường đều có thẳng đứng, cho một dòng các ion bắt đầu đi vào từ trường từ điểm A và đi ra điểm C, sao cho AC là đường tròn trong mặt phẳng ngang. Các ion có cùng điện tích, cùng vận tốc ban đầu. Cho biết khoảng cách AC giữa điểm đi vào và điểm đi ra đối với ion C2H5OH+ là 22,5 cm, xác định khoẳng cách AC đối với các ion C2H5OH+; C2H5+; OH+; CH2OH+; CH3+; CH2+.
-
Bài tập 1 trang 160 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn câu đúng.
Phương của lực Lo-ren-xơ
A. trùng với phương của vectơ cảm ứng từ.
B. trùng với phương của vectơ vận tốc của hạt.
C. vuông góc với đường sức từ nhưng trùng với phương của vận tốc của hạt.
D. vuông góc với cả đường sức từ và vectơ vận tốc của hạt.
-
Bài tập 2 trang 161 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn câu đúng.
Chiều của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường
A. hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo chỉ khi q > 0.
B. hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo chỉ khi q < 0.
C. luôn luôn hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo.
D. chưa kết luận được vì chưa biết dấu của điện tích và chiều của vectơ \(\vec B\)
-
Bài tập 3 trang 161 SGK Vật lý 11 nâng cao
Một êlectron bay vào trong từ trường đều \(\vec B\) với vận tốc ban đầu \({\vec v_o}\) vuông góc với \(\vec B\)
a) Coi \({\vec v_o}\)nằm trong mặt phẳng hình vẽ, \(\vec B\) vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Hãy vẽ chiều của vectơ lực Lo-ren-xơ \(\vec f\) tác dụng lên êlectron.
b) Tính độ lớn của \(\vec f\) nếu v = 2.105 m/s và B = 0,2T.
c) So sánh giá trị tính được với trọng lượng của êlectron. Nêu nhận xét.
Cho biết: Khối lượng của êlectron bằng 9,1.10-31 kg.
-
Bài tập 4 trang 161 SGK Vật lý 11 nâng cao
Một prôtôn bay vào trong từ trường đều theo phương hợp với đường sức từ một góc 30°. Vận tốc ban đầu của prôtôn bằng v = 3.107 m/s và từ trường có cảm ứng từ B = 1,5T. Tính độ lớn của lực Lo-ren-xơ.