Bài tập SGK Hóa Học 12 Bài 20: Sự ăn mòn kim loại.
-
Bài tập 1 trang 95 SGK Hóa học 12
Ăn mòn kim loại là gì? Có mấy dạng ăn mòn kim loại? Dạng nào xảy ra phổ biến hơn?
-
Bài tập 2 trang 95 SGK Hóa học 12
Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hoá học?
-
Bài tập 3 trang 95 SGK Hóa học 12
Hãy nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại?
-
Bài tập 4 trang 95 SGK Hóa học 12
Trong hai trường hợp sau đây, trường hợp nào vỏ tàu được bảo vệ? Giải thích?
– Vỏ tàu bằng thép được nối với thanh kẽm.
– Vỏ tàu bằng thép được nối với thanh đồng.
-
Bài tập 5 trang 95 SGK Hóa học 12
Cho lá sắt vào:
a) Dung dịch H2SO4 loãng.
b) dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
-
Bài tập 6 trang 95 SGK Hóa học 12
Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?
A. Sắt bị ăn mòn.
B. Đồng bị ăn mòn.
C. Sắt và đồng đều bị ăn mòn.
D. Sắt và đồng đều không bị ăn mòn.
-
Bài tập 2 trang 136 SGK Hóa 12 Nâng cao
Câu nào đúng trong các câu sau:
Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra:
A. Sự oxi hóa ở cực dương.
B. Sự khử ở cực âm.
C. Sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.
D. Sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.
-
Bài tập 3 trang 136 SGK Hóa 12 Nâng cao
Trong các trường hợp sau, trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hóa học là:
A. Kim loại Zn trong dung dịch HCl.
B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
C. Đốt dây Fe trong khí O2.
D. Kim loại đồng trogn dung dịch HNO3 loãng.
-
Bài tập 5 trang 136 SGK Hóa 12 Nâng cao
Có những vật bằng sắt được tráng thiếc hoặc tráng kẽm.
a. Giải thích tại sao thiếc và kẽm có thể bảo vệ được kim loại sắt.
b. Nếu trên bề mặt của vật đó có những vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong.
Hãy cho biết:
- Có hiện tượng gì xảy ra khi để những vật đó trong không khí ẩm.
- Trình bày cơ chế ăn mòn đối với những vật trên.
-
Bài tập 20.1 trang 43 SBT Hóa học 12
Sự ăn mòn kim loại không phải là
A. sự khử kim loại.
B. sự oxi hoá kim loại.
C. sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.
D. sự biến đơn chất kim loại thành hợp chất.
-
Bài tập 20.2 trang 43 SBT Hóa học 12
Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây ?
A. Ngâm trong dung dịch HCl.
B. Ngâm trong dung dịch HgSO4.
C. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
-
Bài tập 20.3 trang 43 SBT Hóa học 12
Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là
A. thiếc.
B. sắt.
C. cả hai đều bị ăn mòn như nhau.
D. không kim loại nào bị ăn mòn.