Bài tập SGK Vật Lý 7 Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại.
-
Bài tập C1 trang 55 SGK Vật lý 7
Quan sát và nhận biết. Hãy quan sát hình 20.1 hoặc các vật thật tương ứng và cho biết chúng gồm:
1. Các bộ phận dẫn điện là...
2. Các bộ phận cách điện là...
-
Bài tập C2 trang 56 SGK Vật lý 7
Hãy kể tên ba vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện và ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện.
-
Bài tập C3 trang 56 SGK Vật lý 7
Hãy nêu một số trường hợp chứng tỏ rằng không khí ở điều kiện bình thường là chất dẫn điện.
-
Bài tập C4 trang 56 SGK Vật lý 7
Hãy nhớ lại xem trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm.
-
Bài tập C5 trang 56 SGK Vật lý 7
Hãy nhận biết trong mô hình này:
- Kí hiệu nào biểu diễn các electron tự do ?
- Kí hiệu nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử. Chúng mang điện tích gì ? Vì sao ?
-
Bài tập C6 trang 56 SGK Vật lý 7
Quan sát sơ đồ mạch điện :
Hãy cho biết các êlectrôn tự do bị cực nào của pin đẩy, bị cực nào của pin hút.
Hãy vẽ thêm mũi tên cho mỗi êlectrôn tự do này để chỉ chiều dịch chuyển có hướng của chúng.
-
Bài tập C7 trang 57 SGK Vật lý 7
Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
A. Thanh gỗ khô.
B. Một đoạn ruột bút chì.
C. Một đoạn dây nhựa.
D. Thanh thủy tinh.
-
Bài tập C8 trang 57 SGK Vật lý 7
Trong các dụng cụ và thiết bị thường dùng, vật liệu cách điện được sử dụng nhiều nhất là:
A. Sứ
B. Nhựa
C. Thủy tinh.
D. Cao su.
-
Bài tập C9 trang 57 SGK Vật lý 7
Trong vật nào dưới đây không có êlectrôn tự do?
A. Một đoạn dây thép.
B. Một đoạn dây đồng.
C. Một đoạn dây nhựa.
D. Một đoạn dây nhôm.
-
Bài tập 20.1 trang 44 SBT Vật lý 7
Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu dưới đây:
a. Các điện tích có thể dịch chuyển qua ...
b. Các điện tích không thể dịch chuyển qua ...
c. Kim loại là chất điện dẫn vì trong đó có các ... có thể dịch chuyển có hướng.
d. Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí là ...
-
Bài tập 20.2 trang 44 SBT Vật lý 7
Trong thí nghiệm được bố trí như hình 20.1, hai quả cầu A và B gắn với giá đỡ bằng nhựa đặt đủ xa. Khi làm quả cầu A nhiễm điện, hai lá nhôm mỏng gắn với nó xòe ra.
a. Tại sao hai lá nhôm này xòe ra?
b. Có hiện tượng gì xảy ra với hai lá nhôm mỏng gắn với quả cầu B hay không, nếu nối A với B bằng một thanh nhựa như hình 20.2? Tại sao?
c. Cũng như câu hỏi b) trên đây, nhưng thay cho thanh nhựa người ta dùng một thanh kim loại có tay cầm bằng nhựa để nối A với B.
-
Bài tập 20.3 trang 44 SBT Vật lý 7
Quan sát dưới gầm các ô tô chở xăng bao giờ ta cũng thấy có một dây xích sắt. Một đầu của dây xích này được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được sử dụng như thế để làm gì? Tại sao?