Bài tập SGK Toán 10 Bài 2: Tổng và hiệu của hai vectơ.
-
Bài tập 1 trang 12 SGK Hình học 10
Cho đoạn thẳng AB và điểm M nằm giữa A và B sao cho AM > MB. Vẽ các vectơ \(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}\) và \(\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}\)
-
Bài tập 2 trang 12 SGK Hình học 10
Cho hình bình hành ABCD và một điểm M tùy ý. Chứng minh rằng \(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MD}\)
-
Bài tập 3 trang 12 SGK Hình học 10
Chứng minh rằng đối với tứ giác ABCD bất kì ta luôn có
a) \(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}+\overrightarrow{CD}+\overrightarrow{DA}=\overrightarrow{0}\)
b) \(\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{AD}= \overrightarrow{CB}-\overrightarrow{CB}\)
-
Bài tập 4 trang 12 SGK Hình học 10
Cho tam giác ABC. Bên ngoài tam giác vẽ các hình bình hành ABIJ, BCPQ, CARS. Chứng minh rằng \(\overrightarrow{RJ}+\overrightarrow{IQ}+\overrightarrow{PS}=\overrightarrow{0}\)
-
Bài tập 5 trang 12 SGK Hình học 10
Cho tam giác ABC cạnh a. Tính độ dài của các vectơ \(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}\) và \(\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{BC}\)
-
Bài tập 6 trang 12 SGK Hình học 10
Cho hình bình hành ABCD có tâm O. Chứng minh rằng:
a) \(\overrightarrow {CO} - \overrightarrow {OB} = \overrightarrow {BA} ;\)
b) \(\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {BC} = \overrightarrow {DB} \)
c) \(\overrightarrow {DA} - \overrightarrow {DB} = \overrightarrow {OD} - \overrightarrow {OC} \)
d) \(\overrightarrow {DA} - \overrightarrow {DB} + \overrightarrow {DC} = \vec 0\)
-
Bài tập 7 trang 12 SGK Hình học 10
Cho \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\) là hai vectơ khác\(\overrightarrow{0}\). Khi nào có đẳng thức
a) \(\left| {\vec a + \vec b} \right| = \left| {\vec a} \right| + \left| {\vec b} \right|;\)
b) \(\left| {\vec a + \vec b} \right|\,\, = \,\,\left| {\vec a - \vec b} \right|\)
-
Bài tập 8 trang 12 SGK Hình học 10
Cho \(\left | \overrightarrow{a} +\overrightarrow{b}\right |= 0\) . So sánh độ dài, phương và hướng của hai vectơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\)
-
Bài tập 9 trang 12 SGK Hình học 10
Chứng minh rằng \(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{CD}\) khi và chỉ khi trung điểm của hai đoạn thẳng AD và BC trùng nhau.
-
Bài tập 10 trang 12 SGK Hình học 10
Cho ba lực \(\left | \overrightarrow{F_1} \right |=\overrightarrow{MA}, \left | \overrightarrow{F_2} \right |=\overrightarrow{MB}\) và\(\left | \overrightarrow{F_3} \right |=\overrightarrow{MC}\) cùng tác động vào một vât tại điểm M và đứng yên. Cho biết cường độ của \(\overrightarrow{F_1},\overrightarrow{F_2}\) đều là 100N và \(\widehat{AMB}=60^0\)
Tìm cường độ và hướng của lực\(\overrightarrow{F_3}\) .
-
Bài tập 1.8 trang 21 SBT Hình học 10
Cho năm điểm A, B, C, D và E. Hãy xác định tổng \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {DE} \)
-
Bài tập 1.9 trang 21 SBT Hình học 10
Cho bốn điểm A,B,CA,B,C và DD. Chứng minh \(\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {CD} = \overrightarrow {AC} - \overrightarrow {BD} \)