Bài tập SGK Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức.
-
Bài tập 4 trang 38 SGK Toán 8 Tập 1
Cô giáo yêu cầu mỗi bạn cho một ví dụ về hai phân thức đại số bằng nhau. Dưới đây là những ví dụ các bạn lan, hùng, hương, huy đã cho:
a) \(\frac{x + 3}{2x - 5} = \frac{x^{2}+ 3x}{2x^{2} - 5x}\) ( Lan);
b) \(\frac{(x + 1)^{2}}{x^{2} + x} = \frac{x + 1}{1}\) ( Hùng)
c) \(\frac{4 - x}{-3x} = \frac{x - 4}{3x}\) ( Giang);
d) \(\frac{(x - 9)^{3}}{2(9 - x)}= \frac{(9 - x)^{2}}{2}\) ( Huy)
-
Bài tập 5 trang 38 SGK Toán 8 Tập 1
Điền đa thức thích hợp vào mỗi chỗ trống trong các đẳng thức sau:
a) \(\frac{x^{3} + x^{2}}{(x - 1)(x + 1)}= \frac{...}{x - 1}\);
b) \(\frac{5(x + y)}{2}= \frac{5x^{2} - 5y^{2}}{...}\)
-
Bài tập 6 trang 38 SGK Toán 8 Tập 1
Đố. Hãy dùng tính chất cơ bản của phân thức để điền một đa thức thích hợp vào chỗ trống:
\(\frac{x^{5}- 1}{x^{2}- 1}= \frac{...}{x + 1}\)