Bài tập SGK Hóa Học 8 Bài 2: Chất.
-
Bài tập 1 trang 11 SGK Hóa học 8
a) Nêu thí dụ hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.
b) Vì sao nói được: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất?
-
Bài tập 2 trang 11 SGK Hóa học 8
Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng:
a) Nhôm b) Thủy tinh c) Chất dẻo
-
Bài tập 3 trang 11 SGK Hóa học 8
Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất (những từ in nghiêng) trong những câu sau:
a) Cơ thể người có 63 - 68% về khối lượng là nước.
b) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.
c) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.
d) Áo may bằng sợi bông (95 - 98% là xenlulozơ) mặc thoáng mát hơn may bằng nilon (một thứ tơ tổng hợp).
e) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su,...
-
Bài tập 4 trang 11 SGK Hóa học 8
Hãy so sánh tính chất: màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy của các chất muối ăn, đường và than.
-
Bài tập 5 trang 11 SGK Hóa học 8
Chép vào vở những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ phù hợp:
"Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được...Dùng dụng cụ đo mới xác định được... của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải..."
-
Bài tập 6 trang 11 SGK Hóa học 8
Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là khí cacbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi thở ra.
-
Bài tập 7 trang 11 SGK Hóa học 8
a) Hãy kể hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.
b) Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn?
-
Bài tập 8 trang 11 SGK Hóa học 8
Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở - 183 oC. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí?
-
Bài tập 2.1 trang 3 SBT Hóa học 8
Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp:
"Các vật thể …. đều gồm một số ... khác nhau, ... được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là ... hay hỗn hợp một số ... Nên ta nói được:
Đâu có ... là có ..."
-
Bài tập 2.2 trang 3 SBT Hóa học 8
Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, hay chất trong các câu sau đây:
- Trong quả chanh có nước , axit xitric (có vị chua) và một số chất khác.
- Cốc bằngthủy tinh dễ vỡ so với cốc bằng chất dẻo.
- Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh.
- Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.
- Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng và vonfram (một kim loại chịu nóng, làm dây tóc).
-
Bài tập 2.3 trang 3 SBT Hóa học 8
Trong số các tính chất kể cả dưới đây của chất, biết được tính chất nào bằng quan sát trực tiếp, tính chất nào dung dụng cụ đo, tính chất nào phải làm thí nghiệm mới biết được:
Màu sắc , tính tan trong nước, tính dẫn điện, khối lượng riêng, tính cháy được, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy.
-
Bài tập 2.4 trang 3 SBT Hóa học 8
Căn cứ vào tính chất nào mà:
a) Đồng, nhôm được dung làm ruột dây điện; còn chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây ?
b) Bạc dùng để tráng gương ?
c) Cồn được dùng để đốt ?