Bài tập SGK Sinh Học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu.
-
Bài tập 1 trang 80 SGK Sinh học 11
Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?
-
Bài tập 2 trang 80 SGK Sinh học 11
Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát , chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín?
-
Bài tập 3 trang 80 SGK Sinh học 11
Đánh dấu x vào ô trống cho ý trả lời đúng về nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.
A. Cá xương, chim, thú
B. Lưỡng cư, thú
C. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú
D. Lưỡng cư, bò sát, chim
-
Bài tập 7 trang 30 SBT Sinh học 11
- Dựa vào hình dưới đây, so sánh sự khác nhau giữa tuần hoàn hở và tuần hoàn kín. Mô tả đường đi của máu trong mỗi hệ tuần hoàn (bắt đầu từ tim).
- Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở.
-
Bài tập 8 trang 31 SBT Sinh học 11
- Dựa vào hình dưới đây, phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hộ tuần hoàn kép.
- Mô tả đường đi của máu trong mỗi hệ tuần hoàn (bắt đầu từ tim).
-
Bài tập 1 trang 74 SGK Sinh học 11 NC
Phân biệt sự trao đổi chất giữa tế bào cơ thể với môi trường ngoài ở động vật đơn bào, thủy tức và giun dẹp với chim, thú?
-
Bài tập 5 trang 35 SBT Sinh học 11
Dựa vào hình dưới đây nêu hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn ờ các ngành, lớp động vật?
-
Bài tập 2 trang 74 SGK Sinh học 11 NC
Vẽ sơ đồ và trình bày sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và tuần hoàn kín?
-
Bài tập 3 trang 74 SGK Sinh học 11 NC
Trình bày sự tiến hóa thể hiện ở cấu tạo của hệ tuần hoàn giữa các lớp trong ngành ĐVCXS?
-
Bài tập 10 trang 39 SBT Sinh học 11
Đối tượng có hệ tuần hoàn hở là:
A. cá.
B. khỉ.
C. chim.
D. ếch.
E. sứa.
-
Bài tập 12 trang 40 SBT Sinh học 11
Điểm sai khác lớn nhất giữa hệ tim mạch người và hệ tim mạch cá là
A. ở cá, máu được ôxi hoá khi qua nền mao mạch mang.
B. người có hai vòng tuần hoàn còn cá chỉ có một vòng tuần hoàn.
C. các ngăn tim ở người gọi là các tâm nhĩ và tâm thất.
D. người có vòng tuần hoàn kín, cá có hộ tuần hoàn hở.
-
Bài tập 4 trang 74 SGK Sinh học 11 NC
Các nhóm động vật nào sau đây đều có hệ tuần hoàn hở?
A. Sứa, Giun tròn, Giun dẹp.
B. Giun tròn, Giun dẹp, Giun đốt.
C. Giun tròn, Giáp xác, Sâu bọ.
D. Sâu bọ, Thân mềm, Bạch tuộc.