Bài tập SGK Sinh Học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN.
-
Bài tập 1 trang 53 SGK Sinh học 9
Những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN.
-
Bài tập 2 trang 53 SGK Sinh học 9
ARN tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen - ARN
-
Bài tập 3 trang 53 SGK Sinh học 9
Một đoạn mạch của gen có cấu trúc sau:
Mach 1: A-T-G-X-T-X-G
Mạch 2: T-A-X-G-A-G-X
Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.
-
Bài tập 4 trang 53 SGK Sinh học 9
Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
A-U-G-X-U-G-A-X
Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN nói trên.
-
Bài tập 5 trang 53 SGK Sinh học 9
Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin truyền?
a) ARN vận chuyển
b) ARN thông tin
c) ARN ribôxôm
d) Cả 3 loại ARN trên.
-
Bài tập 2 trang 38 SBT Sinh học 9
Một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit :
U U A X U A A U U X G A
1. Xác định trình tự các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen tổng hợp ra mARN?
2. Đoạn mARN trên tham gia tạo chuỗi axit amin. Xác định số axit amin trong chuỗi được hình thành từ đoạn mạch mARN? -
Bài tập 5 trang 39 SBT Sinh học 9
Một phân tử mARN dài 2040\({A^0}\), có A = 40%, u = 20% và X =10% số nuclêôtit của phân tử ARN.
1. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử mARN.
2. Phân tử mARN chứa bao nhiêu bộ ba?
-
Bài tập 6 trang 39 SBT Sinh học 9
Một đoạn của gen B mang thông tin cấu trúc của một loại prôtêin có trình tự các nuclêôtit:
Mạch 1: A | G | X | G | G | A | A | T | A | G | T | A
Mạch 2: T | X | G | X | X | T | T | A | T | X | A | T
Xác định trình tự các nuclêôtit trên đoạn mạch ARN được tổng hợp từ gen trên?
-
Bài tập 7 trang 40 SBT Sinh học 9
Một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit:
U X G X X U U A U X A U G G U
Khi tổng hợp chuỗi axit amin thì cần môi trường tế bào cung cấp bao nhiêu axit amin?
-
Bài tập 25 trang 44 SBT Sinh học 9
Một phân tử dài mARN dài 4080\( {A^0} \), có A = 40%, U = 20%; và X = 10% số nuclêôtit của phân tử ARN. Số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử mARN là
A. U= 240, A= 460, X= 140, G= 360.
B. U= 240, A= 480, X= 140, G= 340.
C. U= 240, A= 460, X= 140, G= 380.
D. U= 240, A= 480, X= 140, G= 360.
-
Bài tập 28 trang 44 SBT Sinh học 9
Sự tổng hợp ARN được thực hiện
A. theo nguyên tắc bổ sung trên hai mạch của gen.
B. theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên một mạch của gen.
C. theo nguyên tắc bán bảo toàn.
D. theo nguyên tắc bảo toàn.
-
Bài tập 29 trang 45 SBT Sinh học 9
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tổng hợp ARN là
A. A liên kết với T, G liên kết với X.
B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
C. A liên kết U, G liên kết với X.
D. A liên kết X, G liên kết với T.