Bài tập SGK Sinh Học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền và quần thể (tiếp theo).
-
Bài tập 1 trang 70 SGK Sinh học 12
Nêu đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối?
-
Bài tập 2 trang 70 SGK Sinh học 12
Một quần thể bao gồm 120 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa và 680 cá thể có kiểu gen aa. Hãy tính tần số của các alen A và a trong quần thể và cho biết quần thể có cân bằng về thành phần kiểu gen hay không?
-
Bài tập 3 trang 70 SGK Sinh học 12
Hãy chọn phương án trả lời đúng: quần thể nào trong số các quần thể nêu dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
Quần thể Tần số kiểu gen AA Tần số kiểu gen Aa Tần số kiểu gen aa 1 1 0 0 2 0 1 0 3 0 0 1 4 0,2 0,5 0,3 A. quần thể 1 và 2
B. quần thể 3 và 4
c. quần thể 2 và 4
D. quần thể 1 và 3
-
Bài tập 4 trang 70 SGK Sinh học 12
Các gen di truyền liên kết với giới tính có thể đạt được trạng thái cân bằng Hacđi- Vanbec hay không nếu tần số alen ở 2 giới là khác nhau. Giải thích.
-
Bài tập 1 trang 87 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Nêu những đặc điểm của quần thể ngẫu phối.
-
Bài tập 4 trang 87 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Trong một quần thể (ngô) bắp, cây bạch tạng (aa) chiếm 0,0025 trong tổng số cá thể của quần thể. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể đó. Biết rằng quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.
-
Bài tập 5 trang 87 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Một số quần thể có cấu trúc di truyền như sau:
a) 0,42 AA ; 0,48 Aa ; 0,10 aa
b) 0,25 AA ; 0,50 Aa ; 0,25 aa
c) 0,34 AA ; 0,42 Aa ; 0,24 aa
d) 0,01 AA ; 0,18 Aa ; 0,81 aa
Quần thể nào nếu trên ở trạng thái cân bằng di truyền? Xác định tần số tương đối của các alen ở mỗi quần thể.
-
Bài tập 3 trang 48 SBT Sinh học 12
Xét một gen đặc trưng có 2 alen A và a. Một quần thể ban đầu (P) có thành phần kiểu gen như sau : 0,50 AA : 0,40 Aa : 0,10 aa.
a) Tính tần số của các alen A và a.
b) Xác định thành phần kiểu gen của quần thê ở thế hệ F1 nếu cho p ngẫu phối. Nhận xét về thành phần kiểu gen của F1, dự đoán thành phần kiểu gen của F2 nếu cho F1 tiếp tục ngẫu phối.
c) Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F2 nếu cho F2 tự phối (tự thụ phấn hoặc giao phối gần) bắt buộc. Gọi d, h, r lần lượt là tần số của các kiểu gen AA, Aa và aa.
-
Bài tập 5 trang 50 SBT Sinh học 12
Trong một quần thể gia súc đã cân bằng di truyền, thống kê được có 25% số cá thể có lông dài với kiểu gen bb, còn lại có lông ngắn ; biết lông ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với lông dài.
a) Tính tần số của các alen B và b.
b) Tỉ lệ kiểu gen của quần thể như thế nào?
c) Nếu như quần thể có 8800 cá thể thì số cá thể đực lông ngắn ước lượng có bao nhiêu ? (Giả sử tỉ lệ đực : cái là 1,2/1).
-
Bài tập 1 trang 52 SBT Sinh học 12
Định luật Hacđi - Vanbec phản ánh điều gì?
A. Sự biến động của tần số các alen trong quần thể.
B. Sự không ổn định của các alen trong quần thể.
C. Sự cân bằng di truyền trong quần thể giao phối.
D. Sự biến động của tần số các kiểu gen trong quần thể.
-
Bài tập 1 trang 51 SBT Sinh học 12
Trong một quần thể giao phối có 3 kiểu gen với tỉ lệ 9/16 AA : 6/16 Aa : 1/16 aa.
a) Quần thể đã cho có ở trạng thái cân bằng di truyền không?
b) Thành phần kiểu gen của quần thê ở thế hệ tiếp theo thu được bằng thụ tinh chéo là bao nhiêu?
-
Bài tập 2 trang 52 SBT Sinh học 12
Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec là gì?
A. Không có sự di chuyển gen giữa các quần thể lân cận cùng loài.
B. Quần thể đủ lớn và có sự giao phối ngẫu nhiên.
C. Không có đột biến và chọn lọc tự nhiên.
D. Cả A, B và C