Bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000.
-
Bài tập 1 trang 74 SGK Lịch sử 12
Lập niên biểu những sự kiện chính của lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000.
-
Bài tập Thảo luận trang 73 SGK Lịch sử 12 Bài 11
Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
-
Bài tập 1 trang 54 SBT Lịch sử 12 Bài 11
1. Trật tự thế giới mới được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. trật tự thế giới hai cực Ianta.
B. trật tự thế giới đa cực.
C. trật tự thế giới đơn cực do Mĩ đứng đầu.
D. trật tụ Vềcxai - Oasinhtơn.
2. Đặc trưng nổi bật nhất của tình hình thế giới trong thời gian nửa sau thế kỉ XX là
A. sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, CNXH vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới.
B. Mĩ ngày càng giàu mạnh, vươn lên vị trí số một thế giới.
C. cao trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh, dẫn đến sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
D. thế giới bị chia thành hai cực - hai phe: TBCN và XHCN do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
3. Sự kiện đánh dấu CNXH trở thành hệ thống thế giới là
A. cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu giành thắng lợi trong những năm 1945 - 1946.
B. thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1945.
C. thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.
D. thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959.
4. Biến đổi nào ở khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới
A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường XHCN
B. Nhật Bản đạt được sự phát triển "thần kì", trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
C. Hàn Quốc trở thành " con rồng" kinh tế nổi bật nhất của khu vực Đông Nam Á
D. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan trở thành "con rồng" kinh tế của Châu Á
5. Góp phần mở rộng không gian địa lí của hệ thống XHCN là thắng lợi của phong trào cách mạng nhiều nước trên thế giới, ngoại trừ
A. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945)
B. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949)
C. Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959)
D. Thắng lợi của nhân dân Nam Phi trong việc xóa bỏ chế độ Apacthai (1993)
6. Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Mĩ, Tây Âu, Liên Xô
B. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản
C. Mĩ, Tây Âu, Trung Quốc
D. Mĩ, Nhật Bản, Liên Xô
7. Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế khu vực lớn nhất hành tinh vào cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX là
A. Liên hợp quốc
B. Liên minh châu Phi
C. Liên minh châu Âu
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
8. Nét nổi bật chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX là
A. Nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã xảy ra
B. Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỉ
C. Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển sang xu thế hòa dịu, đối thọai và hợp tác
D. Nhiều cuộc xung đột do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ... đã xảy ra
9. Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là
A. Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B. Cuộc cách mạng khoa hoc - kĩ thuật chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực công nghệ
C. Cuộc cách mạng khoa hoc - kĩ thuật chủ yếu diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy
D. Cách mạng khoa học - kĩ thuật đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết như đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái...
10. Thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay là
A. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đe dọa cuộc sống con người.
B. Chủ nghĩa khủng bố hoành hành, đe dọa nền hòa bình và an ninh các nước
C. Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Chiến tranh, xung đột diễn ra ở nhều khu vực trên thế giới.
11. Trong xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển hiện nay Việt Nam có những thời cơ và thuận lợi gì
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất
B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động
C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa
D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và ứng dụng các thành tự khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất
-
Bài tập 2 trang 56 SBT Lịch sử 12 Bài 11
Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô ☐ trước câu sai.
1. ☐ Trong nhiều thập kỉ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống XHCN đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật.
2. ☐ Sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là mốc đánh dấu sự tan rã của chủ nghĩa xã hội khoa học.
3. ☐ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, một cao trào giải phóng dân tộc đã bùng lên mạnh mẽ, một số nước đã giành được độc lập.
4. ☐ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
5. ☐ Cả hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đều thu được những nguồn lợi khổng lồ thông qua cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỉ.
6. ☐ Sau Chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang xu thế hoà dịu, đối thoại, hợp tác phát triển.
7. ☐ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra chủ yếu về lĩnh vực công nghệ nên được gọi là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
8. ☐ Xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ từ những năm đấu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
9. ☐ Xu thế toàn cáu hoá vừa tạo thời cơ, vừa đặt ra những thách thức đối với các dân tộc trong quá trình hội nhập.
-
Bài tập 3 trang 57 SBT Lịch sử 12 Bài 11
Hãy nêu và phân tích những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
-
Bài tập 4 trang 58 SBT Lịch sử 12 Bài 11
Sau Chiến tranh lạnh, chiến lược phát triển của hầu hết các quốc gia được điều chỉnh như thế nào? Tại sao lại có sự điều chỉnh như vậy?
-
Bài tập 5 trang 58 SBT Lịch sử 12 Bài 11
Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Tại sao nói: Toàn cầu hoá vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra thách thức đối với các dân tộc?