Bài tập Amin - Aminoaxit - Peptit và Protein môn Hóa học 12

BÀI TẬP AMIN-AMINOAXIT-PEPTIT-PROTEIN

 

A. AMIN

Số đồng phân của amin đơn chức

CTPT

Tổng số đồng phân

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

C3H9N

4

2

1

1

C4H11N

8

4

3

1

C5H13N

17

8

6

3

C6H15N

 

 

 

7

C7H9N

5

4

1

0

 

Câu 1: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là

A. 4.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 5.

Câu 2: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là

A. 4.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 5.

Câu 3: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là

A. 5.                            B. 7.                            C. 6.                            D. 8.

Câu 4: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là

A. 4.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 5.

Câu 5: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là

A. 4.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 5.

Câu 6: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N?

A. 3 amin.                  B. 5 amin.                     C. 6 amin.                   D. 7 amin.     

Câu 7: Có bao nhiêu đồng phân có cùng công thức phân tử C4H11N?

A. 4                             B. 6                             C. 7                             D. 8

Câu 8: Có bao nhiêu đồng phân có cùng công thức phân tử C3H9N?

A. 4                             B. 6                             C. 3                             D. 5

Câu 9: Anilin có công thức là

A. CH3COOH.           B. C6H5OH.                C. C6H5NH2.   D. CH3OH.

Câu 10: Trong các chất dưới  đây chất nào là amin bậc hai ?

A. H2N­ – [CH2]6 – NH2                                  B. CH3 – NH­ – CH3  

C. C6H5NH2                                                  D. CH3 – CH(CH3) – NH2

Câu 11: Trong các tên gọi dưới đây , tên nào phù hợp với chất CH3 – CH(CH3) – NH2                           

A. metyletylamin                                           B. etylmetylamin        

C. isopropanamin                                         D. isopropylamin

Câu 12: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5-CH2-NH2

A. Phenylamin.                                              B. Benzylamin.                

C. Anilin.                                                        D. Phenylmetylamin.

Câu 13: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc:

A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2                                

B. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2

C. CH3NHCH3 và CH3CH(OH)CH3                        

D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH

Câu 14: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?

A. H2N-[CH2]6–NH2              

B. CH3–CH(CH3)–NH2  

C.  CH3–NH–CH3            

D. C6H5NH2

Câu 15: Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng công thức phân tử C5H13N?

A. 4 amin.                               B. 5 amin.                          C. 6 amin.                         D. 7 amin.     

Câu 16: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?

A. Metyletylamin.                   B. Etylmetylamin.             C. isopropanamin.             D. isopropylamin. 

Câu 17: Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?

A. NH3                                    B. C6H5CH2NH2               C. C6H5NH2                      D. (CH3)2NH 

Câu 18: Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất?

A. C6H5NH2                            B. C6H5CH2NH2               C. (C6H5)2NH                   D. NH3

Câu 19: Trong các chất cho dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?

A. NH3                                    B. C6H5 – CH2 – NH2            

C. C6H5NH2                            D. (CH3)2NH

Câu 20: Trong các chất cho dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất?

A. NH3                                     B. C6H5 – CH2 – NH2            

C. C6H5NH2                             D. (C6H5)2NH

Câu 21: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất?

A. C6H5NH2.                           B. (C6H5)2NH                   C. p-CH3-C6H4-NH2.               D. C6H5-CH2-NH2

Câu 22: Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự ở dãy nào sau đây?

A. NH3 ; C6H5­NH2 ; CH3NH2 ; CH3CH2NH2

B. NH3 ; CH3CH2NH2 ; CH3NH2 ; C6H5NH2

C. C6H5NH2 ; NH3 ; CH3CH2NH2 ; CH3NH2

D. C6H5NH2 ; NH3 ; CH3NH2 ; CH3CH2NH2

Câu 23: Sắp xếp các amin: anilin (1), metyl amin(2), đimetyl amin (3) và trimetyl amin (4) theo chiều tăng dần tính bazơ

A. (1) < (2) < (3) < (4)                                                 B. (4) < (1) < (3) < (2)            

C. (1) < (2) < (4) < (3)                                                D. (1) < (4) < (3) < (2)

Câu 24: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ: (1) anilin; (2) etylamin; (3) đietylamin; (4) natri hiđroxit; (5) amoniac.

A. (1) < (5) < (2) < (3) < (4)                                        B. (1) < (2) < (5) < (3) < (4)

C. (2) < (1) < (3) < (4) < (5)                                        D. (2) < (5) < (4) < (3) < (1)

Câu 25: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự tăng dần tính bazơ: (1) metylamin; (2) amoniac; (3) etylamin; (4) anilin; (5) propylamin.

A. (4) < (5) < (2) < (3) < (1)                                        B. (4) < (2) < (1) < (3) < (5)

C. (2) < (1) < (3) < (4) < (5)                                        D. (2) < (5) < (4) < (3) < (1)

Câu 26: Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất?

A. Anilin                     B. Metyl amin                          C. Amoniac                 D. Đimetylamin

Câu 27: Chất nào dưới đây có tính bazơ mạnh nhất?

A. NH3                                                                       B. CH3CONH2                      

C. CH3CH2CH2OH                                                    D. CH3CH2NH2

Câu 28: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là

A. Anilin                        B. Natri hiđroxit.                     C. Natri axetat.                      D. Amoniac.

Câu 29 : Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quì tím?

A. C6H5NH2                   B. NH3                                  C. CH3CH2NH2                     D. CH3NHCH2CH3

Câu 30: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là

A. C2H5OH.                   B. NaCl.                               C. C6H5NH2.                          D. CH3NH2

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết tại phần online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

B. AMINOAXIT – PEPTIT - PROTEIN

Câu 1: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử

A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.        B. chỉ chứa nhóm amino.

C. chỉ chứa nhóm cacboxyl.                           D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.

Câu 2: Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ trong phân tử chứa:

A. nhóm amino          

B. nhóm cacboxyl      

C. một nhóm amino và một nhóm cacboxyl

D. một hoặc nhiều nhóm amino và một hoặc nhiều nhóm cacboxyl

Câu 2: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là

A. C6H5NH2.        

B. H2NCH2COOH.            

C.CH3NH2.     

D. C2H5OH. 

Câu 3: Công thức cấu tạo của glyxin là

A. H2N – CH2 – CH2 – COOH                      B. H2N – CH2 – COOH

C. CH3 – CH(NH2) – COOH                         D. CH2OH – CHOH – CH2OH

Câu 4:C4H9O2N có mấy đồng phân aminoaxit ( với nhóm amin bậc nhất)?

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 5: Axit - aminopropionic tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. HCl ; NaOH ; C2H5OH (xt HCl) ; K2SO4 ; H2N – CH2 – COOH

B. HCl ; NaOH ; C2H5OH (xt HCl) ; Cu ; H2N – CH2 – COOH

C. HCl ; NaOH ; C2H5OH (xt HCl) ; H2N – CH2 – COOH

D. HCl ; NaOH ; C2H5OH (xt HCl) ; NaCl ; H2N – CH2 – COOH

Câu 6: C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí α?

A. 4.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 5.

Câu 7: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N?

A. 3 chất.                    B. 4 chất.                    C. 5 chất.                    D. 6 chất.     

Câu 8: C3H7O2N có mấy đồng phân aminoaxit (với nhóm amin bậc nhất)?

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 9: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C3H7O2N?

A. 3 chất.                    B. 4 chất.                     C. 2 chất.                    D. 1 chất.     

Câu 10: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ?

A. Axit 2-aminopropanoic.                             B. Axit a-aminopropionic.     

C. Anilin.                                                        D. Alanin. 

Câu 11: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH?

A. Axit 3-metyl-2-aminobutanoic.                  B. Valin.

C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic.                  D. Axit a-aminoisovaleric.

Câu 12: Trong các tên gọi dưới đây , tên nào không phù hợp với hợp chất CH3 – CH(NH2) – COOH ?

A. axit 2 – aminopropanoic                             B. axit  - aminopropionic

C. anilin                                                           D. alanin

Câu 13: Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin?

A. H2N-CH2-COOH                                       B. CH3–CH(NH2)–COOH 

C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH                      D. H2N–CH2-CH2–COOH 

Câu 14: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím

A. Glixin (CH2NH2-COOH)                                     

B. Lizin(H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH) 

C. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH)         

D. Natriphenolat (C6H5ONa)

Câu 15: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là

A. CH3COOH.          

B. H2NCH2COOH.   

C. CH3CHO.

D. CH3NH2.

Câu 16: Cho các phản ứng:

H2N-CH2COOH  +  HCl → H3N+-CH2COOHCl-

H2N-CH2COOH  +  NaOH → H2N-CH2COONa   +  H2O.

Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic

A. có tính lưỡng tính.                                     B. chỉ có tính bazơ.

C. có tính oxi hoá và tính khử.                       D. chỉ có tính axit. 

Câu 17: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?

A. NaCl.                      B. HCl.                         C. CH3OH.                    D. NaOH.

Câu 18: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là

A. C6H5NH2.               B. C2H5OH.                 C. H2NCH2COOH.         D. CH3NH2.

Câu 19: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. C2H5OH.                 B. CH2 = CHCOOH.    C. H2NCH2COOH.         D. CH3COOH.

Câu 20: Hai chất đều có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. C6H5CH=CH2 và H2N[CH2]6NH2.   

B. H2N[CH2]5COOH và CH2=CH-COOH.

C. H2N-[CH2]6NH2 và H2N[CH2]5COOH.   

D. C6H5CH=CH2 và H2N-CH2COOH. 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết tại phần online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài tập Amin - Aminoaxit - Peptit và Protein môn Hóa học 12, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?