Bài học làm người trong hai tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy và Bến quê của Nguyễn Minh Châu

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng
  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Bến quê
    • Có thể nói Nguyễn Duy và Nguyễn Minh Châu là hai cây bút tiêu biểu cho văn học Việt Nam từ năm 1954 đến nay. Mỗi tác phẩm của họ đều để lại những dấu ấn sâu sắc, những âm vang dậy lên trong ta sự xúc động chân thành.
    • Từ sau năm 1975 đến nay, đất nước từng bước chuyển mình để đi đến sự đổi mới toàn diện. Trên cái nền hiện thực ấy, Nguyễn Duy và Nguyễn Minh Châu đã hướng ngòi bút của mình vào các vấn đề có tính chân thực cao về đời sống xã hội.
  • Nêu vấn đề cần nghị luận: Bài học làm người trong hai tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy và Bến quê của Nguyễn Minh Châu
    • Đọc tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy và Bến quê của Nguyễn Minh Châu, ta cảm nhận sâu sắc bài học làm người mà mỗi tác giả đã gửi gắm trong hành trình tìm về nguồn cội và cuộc đấu tranh tự vấn lương tâm để thức tỉnh chính mình.

2. Thân bài

  • Nét chung:
    • Tác phẩm Ánh trăng và Bến quê chứa đựng bài học làm người - hành trình tìm về nguồn cội và cuộc đấu tranh tự vấn lương tâm để thức tỉnh chính mình.
  • Phân tích bài học làm người trong bài thơ Ánh trăng
    • Con người dễ đánh mất đi những gì đẹp đẽ thân thương của quá khứ:

      Hồi nhỏ sống với đồng

      với sông rồi với bể

      hồi chiến tranh ở rừng

      vầng trăng thành tri kỉ

    • Từ vầng trăng tri kỉ đến vầng trăng tình nghĩa là quá trình gắn bó sâu nặng khẳng định một tình cảm vững bền tưởng như không bao giờ thay đổi. Thế nhưng, nhân vật trữ tình trong Ánh trăng đã thay đổi:

      Từ hồi về thành phố

      quen ánh điện cửa gương

      vầng trăng đi qua ngõ

      như người dưng qua đường

    • Từ vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa nay đã biến thành vầng trăng người dưng!
    • Lối sống mới, cuộc sống mới với bao nhiêu cái mới đã làm cho Ta quên đi ánh trăng quá khứ, đúng là sự tự cắt bỏ đi một phần máu thịt của chính mình!
    • Chính trong lúc khó khăn ấy của cuộc sống, vầng trăng, lại đột ngột xuất hiện trọn vẹn, thủy chung. Đối diện với “trăng tròn vành vạnh” là sự đối diện với sự vẹn tròn chân thật, yêu thương và ấm áp. Đối diện với lòng độ lượng, khoan dung của quá khứ ân tình, ân nghĩa Ta chợt thấy giật mình:

      Trăng cứ tròn vành vạnh

      kể chi người vô tình

      ánh trăng im phăng phắc

      đủ cho ta giật mình

    • Nhân vật trữ tình trong bài thơ “giật mình” hay chính Ta cũng phải giật mình. Hãy cảnh tỉnh mình khi chưa quá muộn!
    • Bài thơ như một lời tự sự của chính tác giả, như một lời tự sự của chính mỗi chúng ta, nhắc nhở ta về thái độ sống “uống nước, nhớ nguồn”, thủy chung cùng quá khứ.
  • Bài học làm người trong tác phẩm Bến quê
    • Bến quê được đánh giá là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn đổi mới nền văn học.
    • Bài học làm người ta bắt gặp trong Bến quê được gởi gắm qua nhân vật trữ tình - tư tưởng: nhân vật Nhĩ với nhiều nghịch lí trong cuộc đời.
    • Khát vọng cuối cùng của Nhĩ lúc biết mình sắp từ giã cõi đời là muốn đặt chân lên mảnh đất ở bãi bồi bên kia sông, nơi ấy có bến quê của anh Nhĩ…
    • Những suy nghĩ mang tính trải nghiệm của Nhĩ làm cho ta cảm thấy day dứt trăn trở! Làm sao để thoát khỏi “cái điều vòng vèo chùng chình” trong cuộc sống? Trong cuộc đời? Bởi vì chính cái điều vòng vèo chùng chình ấy mà Nhĩ đã đau đớn ân hận vào giờ phút cuối cuộc đời!

3. Kết bài

  • Đánh giá và nêu cảm nhận của bản thân về vấn đề nghị luận
    • Ánh trăng và Bến quê - hai tác phẩm với hai thể loại khác nhau nhưng cả hai là bài học quý giá cho mỗi chúng ta.
  • Gợi mở vấn đề.

C. Bài văn mẫu

Đề bàiBài học làm người trong hai tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy và Bến quê của Nguyễn Minh Châu

Gợi ý làm bài:

Có thể nói Nguyễn Duy và Nguyễn Minh Châu là hai cây bút tiêu biểu cho văn học Việt Nam từ năm 1954 đến nay. Mỗi tác phẩm của họ đều để lại những dấu ấn sâu sắc, những âm vang dậy lên trong ta sự xúc động chân thành.

Trong văn học thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Nguyễn Duy và Nguyễn Minh Châu đã rất thành công trong cảm hứng ngợi ca đất nước và nhân dân anh hùng. Từ sau năm 1975 đến nay, đất nước từng bước chuyển mình để đi đến sự đổi mới toàn diện.

Trên cái nền hiện thực ấy, Nguyễn Duy và Nguyễn Minh Châu đã hướng ngòi bút của mình vào các vấn đề có tính chân thực cao về đời sống xã hội. Một trong những đề tài được quan tâm là sự tự thức tỉnh, tự giáo dục để hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách.

Đọc tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy và Bến quê của Nguyễn Minh Châu, ta cảm nhận sâu sắc bài học làm người mà mỗi tác giả đã gửi gắm trong hành trình tìm về nguồn cội và cuộc đấu tranh tự vấn lương tâm để thức tỉnh chính mình.

Đôi khi giữa cuộc sống phồn hoa đô hội, con người với đầy đủ những tiện nghi sinh hoạt hiện đại, sang trọng, bị cuốn hút bởi nhiều thú vui mới lạ, hấp dẫn dễ đánh mất đi những gì đẹp đẽ thân thương của quá khứ mà đáng lẽ phải trân trọng nâng niu, yêu quý. Ta đã bắt gặp điều ấy qua Ánh Trăng. Bài thơ đã đạt giải A trong cuộc thi thơ do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Ánh Trăng là lời nhắc nhủ về những tháng năm gian lao mà anh dũng, nghèo khổ mà nồng ấm tình thương cuả cuộc đời người chiến sĩ gắn bó với thiên nhiên, với con người bình dị, hiền hậu, Nguyễn Duy đã gợi nhớ một miền ký ức thẳm sâu:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

“Suốt đời Nhĩ cũng từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật không dứt ra được. Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày. Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi được những cái điều vòng vèo hoặc chùng mình, vả lại, nó đã thấy có gì hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều kiện riêng anh khám phá thấy như một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết”. Những suy nghĩ mang tính trải nghiệm của Nhĩ làm cho ta cảm thấy day dứt trăn trở! Làm sao để thoát khỏi “cái điều vòng vèo chùng chình” trong cuộc sống? Trong cuộc đời? Bởi vì chính cái điều vòng vèo chùng chình ấy mà Nhĩ đã đau đớn ân hận vào giờ phút cuối cuộc đời! Và Tuấn - con trai anh rồi sẽ đau đớn ân hận bên linh cữu của cha! Và cả chúng ta nữa, chúng ta cũng có thể như thế!

Bài học làm người mà Nguyễn Minh Châu gửi gắm trong Bến quê thật là sâu sắc!

Ánh trăng và Bến quê - hai tác phẩm với hai thể loại khác nhau nhưng cả hai là bài học quý giá cho mỗi chúng ta. Mắc-xim-gor-ki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Học văn là học về con người, học cách làm người!

Cám ơn Nguyễn Duy, cám ơn Nguyễn Minh Châu bằng văn học nghệ thuật đã cho ta bài học đạo lý làm người. Đó là hành trang sống của mỗi chúng ta để ta vững bước trên đường đời. Đúng là: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẻ cho ta đường đi mà nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng ta, khiến ta phải tự bước lên con đường ấy (Nguyễn Đình Thi, Tuyển tập, Tập II - Nhà Xuất bản Văn học).

 

Trên đây là bài văn mẫu Bài học làm người trong hai tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy và Bến quê của Nguyễn Minh Châu. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?