TUẦN HOÀN MÁU
Câu 1: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận :
A. Tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn B. Hồng cầu
C. Máu và nước mô D. Bạch cầu
Câu 2: Động vật chưa có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể là :
A. Động vật đơn bào, thủy tức, giun dẹp B. Động vật đơn bào, cá
C. Côn trùng, bò sát D. Côn trùng, chim
Câu 3: Nhóm động vật không có sự pha trộn giữ máu giàu oxi và máu giàu cacbôníc ở tim
A. Cá xương, chim, thú B. Lưỡng cư, thú
C. Bò sát (Trừ cá sấu), chim, thú D. Lưỡng cư, bò sát, chim
Câu 4: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?
A. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.
B. Qua thành mao mạch.
C. Qua thành động mạch và mao mạch.
D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.
Câu 5: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?
A. Vận chuyển dinh dưỡng.
B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.
C. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.
D. Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.
Câu 6: Hệ tuần hoàn hở có ở động vật nào?
A. Đa số động vật thân mềm và chân khớp.
B. Các loài cá sụn và cá xương.
C. Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp.
D. Động vật đơn bào.
Câu 7: Diễn biến của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?
A. Tim → Động mạch → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → tĩnh mạch → Tim.
B. Tim → Động mạch → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → tĩnh mạch → Tim.
C. Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → tĩnh mạch → Tim.
D. Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → tĩnh mạch → Tim.
Câu 8: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm
Câu 9: Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?
A. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối.
B. Vì tốc độ máu chảy chậm.
C. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn.
D. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô – máu.
Câu 10: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:
A. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)
B. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
C. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
D. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
Câu 11: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?
A. Tim → Động Mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch → Tim.
B. Tim → Động Mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim.
C. Tim → Mao mạch → Động Mạch → Tĩnh mạch → Tim.
D. Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch → Động Mạch → Tim.
Câu 12: Hệ tuần hoàn kín có ở động vật nào?
A. Chỉ có ở động vật có xương sống.
B. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.
C. Chỉ có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.
D. Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu.
Câu 13: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 14: Sự phân phối máu của hệ tuần hoàn kín trong cơ thể như thế nào?
A. Máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan.
B. Máu không được điều hoà và được phân phối nhanh đến các cơ quan.
C. Máu được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.
D. Máu không được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.
Câu 15: Phân áp O2 và CO2 trong tế bào so với ngoài cơ thể như thế nào?
A. Trong tế bào, phân áp O2 thấp còn CO2 cao so với ngoài cơ thể.
B. Phân áp O2 và CO2 trong tế bào thấp hơn so với ngoài cơ thể.
C. Trong tế bào, phân áp O2 cao còn CO2 thấp so với ngoài cơ thể.
D. Phân áp O2 và CO2 trong tế bào cao hơn so với ngoài cơ thể.
{-- Để xem nội dung đề từ câu 16-30 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Câu 31: Ở người trưởng thành nhịp tim thường là:
A. 95 lần /phút B. 85 lần / phút
C. 75 lần / phút D. 65 lần / phút
Câu 32: Nhịp tim của ếch trung bình 53 lần/ phút. Trong 1 chu kỳ tim, tỉ lệ của các pha tương ứng là 1: 3: 4. Xác định thời gian tâm nhĩ và tâm thất được nghỉ ngơi.
Cách giải |
- Thời gian của một chu kỳ tim của ếch : 60/ 53 = 1,1321 giây. Tỉ lệ các pha của chu kỳ tim tương ứng là: 1: 3: 4 - Thời gian tâm nhĩ làm việc (nhĩ co) là : (1,1321 x 1) : 8 = 0,1415 giây - Thời gian tâm nhĩ được nghỉ ngơi: 1,1321 – 0,1415 = 0,9906 giây - Thời gian tâm thất làm việc (thất co) là : (1,1321 x 3) : 8 = 0, 4245 giây - Thời gian tâm thất được nghỉ ngơi: 1,1321 – 0, 4245 = 0,7076 giây |
Câu 33: Nhịp tim của trâu là 40 lần/phút. Giả sử thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 1,3125 giây và của tâm thất là 0,9375 giây. Hãy tính tỷ lệ thời gian của các pha trong chu kỳ tim của trâu?
Cách giải |
- Thời gian một chu kỳ tim của trâu là: \(\frac{{60}}{{40}} = 1,5\) giây - Pha co tâm nhĩ là : 1,5 – 1,3125 = 0,1875 giây - Pha co tâm thất là: 1,5 – 0,9375 = 0,5625 giây - Pha dãn chung là : 1,5 – (0,1875 + 0,5625) = 0,7500 giây → Vậy tỷ lệ thời gian các pha trong chu kỳ tim của trâu là: 0,1875 : 0,5625: 0,7500 \(\approx\) 1: 3: 4. |
Câu 34: Huyết áp là:
A. Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
B. Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
C. Lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
D. Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.
Câu 35: Huyết áp là:
A. Áp lực dòng máu khi tâm thất co
B. Áp lực dòng máu khi tâm thất dãn
C. Áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch
D. Do sự ma sát giữa máu và thành mạch
Câu 36: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào
1. Lực co tim 2. Nhịp tim 3. Độ quánh của máu
4. Khối lượng máu 5. Số lượng hồng cầu 6. Sự đàn hồi của mạch máu
Đáp án đúng là:
A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 4, 6
C. 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 2, 3, 5, 6
Câu 37: Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp?
A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
B. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm.
D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.
Câu 38: Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ
A. động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch
B. tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch
C. động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch
D. mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch
Câu 39: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đan đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 40: Tăng HA là do:
A. Tuổi cao,di truyền B. Béo phì, ít vận động
C. Thói quen ăn mặn D. Cả 3 phương án trên
Câu 41: Hậu quả tăng huyết áp
A. Suy tim, hẹp động mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim..
B. Suy thận
C. Xuất huyết não, nhũn não, cơn thiếu máu não
D. Cả 3 phương án trên
Câu 42: Làm thế nào để giảm và kiểm soát bệnh tăng HA mà không cần đến thuốc?
A. Giảm cân, vận động thể lực hạn chế căng thẳng B. Giảm lượng muối ăn hàng ngày (< 6g NaCl)
C. Hạn chế uống rượu bia không hút thuốc lá. D. Cả 3 phương án trên
Câu 43: Chứng huyết áp cao biểu hiện khi:
A. Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài.
B. Huyết áp cực đại lớn quá 160mmHg và kéo dài.
C. Huyết áp cực đại lớn quá 140mmHg và kéo dài.
D. Huyết áp cực đại lớn quá 130mmHg và kéo dài.
Câu 44: Chứng huyết áp thấp biểu hiện khi:
A. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 80mmHg.
B. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 60mmHg.
C. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 70mmHg.
D. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 90mmHg.
Câu 45: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?
A. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn.
B. Vì mao mạch thường ở xa tim.
C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn.
D. Vì áp lực co bóp của tim giảm.
Câu 46: Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ:
A. Dòng máu chảy liên tục. B. Sự va đẩy của các tế bào máu.
C. Co bóp của mạch. D. Năng lượng co tim.
Câu 47: Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn là gì?
A. Tạo ra huyết áp để đẩy máu đi đến các bào quan, tế bào để nuôi dưỡng chúng.
B. Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
C. Đảm bảo cho tim tự hoạt động có tính chu kì.
D. Đảm bảo sự sinh tổn cho các động vật.
{-- Để xem nội dung đáp án của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 47 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Quá trình tuần hoàn máu Sinh học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Lý thuyết tổng ôn chủ đề Tiêu hóa ở động vật Sinh học 11
- 40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Vận chuyển nước và các ion khoáng trong cây Sinh học 11 có đáp án
Chúc các em học tập tốt !