3 đề kiểm tra 45' chương I, II, III môn Vật lý 10 có đáp án

Trường THPT Bắc Đông Quan

- Đề kiểm tra 45’ Học kỳ 1 Khối 10  –

Môn Vật lý - Chương I, II, III

Họ và tên :…........................................Lớp :10..............................................

Mã đề : 101

 

1. Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tương tác giữa các vật?

A. Tác dụng giữa các vật bao giờ cũng có tính chất hai chiều                         

B. Khi vật chuyển động có gia tốc, thì đã có lực tác dụng lên vật

C. Khi vật A tác dụng lên vật B thì vật B  cũng tác dụng trở lại vật A            

D. Các phát biểu A, B và C đều đúng

2. Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự cân bằng lực?

A. Khi vật đứng yên, các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau               

B. Khi vật chuyển động thẳng đều, các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau

C. Hai lực cân bằng nhau có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều         

D. Các phát biểu A, B và C đều đúng

3. Định luật I Niu-tơn cho biết:     

A. nguyên nhân của trạng thái cân bằng các vật

B. mối liên hệ giữa lực tác dụng và khối lượng của vật

C. nguyên nhân của chuyển động             

D. dưới tác dụng của lực,các vật chuyển động như thế nào.

4. Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?                      

A. Thùng gỗ được kéo trượt trên sàn                    

B. Vật rơi trong không khí                                                             

C. Học sinh vẩy bút cho mực văng ra                  

D. Vật rơi tự do

5. Định luật II Niu-tơn cho biết:    

A. lực là nguyên nhân gây ra chuyển động                                 

B. mối liên hệ giữa khối lượng và gia tốc của vật

C. lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật

D. mối liên hệ giữa lực tác dụng, khối lượng riêng và gia tốc của vật             

6. Lực tác dụng và phản lực luôn:

A. khác nhau về bản chất       

B. xuất hiện và mất đi đồng thời   

C. cùng hường với nhau     

D. cân bằng nhau

7. Điều nào sau đây là sai với tính chất của khối lượng?              

A. là đại lượng vô hướng, dương                           

B. có tính chất cộng được

C. có thể thay đổi đối với mỗi vật                        

D. đo bằng đơn vị kg

8. Trọng lực tác dụng lên một vật có:       

A. độ lớn luôn thay đổi                              

B. điểm đặt tại tâm của vật phương nằm ngang

C. điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống            

D. điểm đặt tại tâm của vật, phương đứng thẳng, chiều từ dưới lên

9. Lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào:                    

A. thể tích các vật                           

B. khối lượng và khoảng cách giữa các vật

C. môi trường giữa các vật             

D. khối lượng riêng của các vật

10. Lực hấp dẫn không thể bỏ qua trong trường hợp nào sau đây:

A. Chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời                  

B. Va chạm giữa hai viên bi

C. Chuyển động của hệ vật liên kết nhau bằng lo xo                

D. Những chiếc tàu thuỷ tinh đi trên biển

11. Gọi R là bán kính Trái Đất, g là gia tốc trọng trường, G là hằng số hấp dẫn. Biểu thức nào sau đây cho phép xác định khối lượng Trái Đất.

A. M =\(\frac{{{R^2}}}{{gG}}\)               B. M =\(\frac{{{g^2}R}}{G}\)              

C. M =\(\frac{{g{R^2}}}{G}\)              D. M =\(\frac{{gR}}{{{G^2}}}\)   

12. Lực đàn hồi không có đặc điểm nào sau đây:          

A. ngược hướng với biến dạng                   B. tỉ lệ với độ biến dạng

C. không có giới hạn                                    D. xuất hiện khi vật bị biến dạng

13. Khi lò xo bị dãn, độ lớn của lực đàn hồi:                  

A. không phụ thuộc vào độ dãn                 B. càng giảm khi độ dãn giảm

C. có thể tăng vô hạn                                   D. không phụ thuộc vào bản chất của lò xo

14. Khí nói về hệ số ma sát trượt, điều nào sau đây là sai?     

A. có thể nhỏ hơn 1              B. phụ thuộc vào áp lực của vật lên mặt phẳng giá đỡ  

C. không có đơn vị               D. phụ thuộc vào tính chát của các mặt tiếp xúc

15. Khi một vật lăn trên bề mặt vật khác, lực ma sát lăn không phụ thuộc vào:

A. độ nhám mặt tiếp xúc                 B. áp lực của vật                  

C. thể tích của vật                            D. hệ số ma sát lăn

16. Điều nào sau đây là đúng khi nói về phép tổng hợp lực?

A. Tổng hợp lực là phép thay đổi nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như toàn bộ các lực ấy.

B. Về mặt toán học, phép tổng hợp lực thực chất là phép cộng tất cả các vectơ lực thành phần.

C. Phép tổng hợp lực có thể thực hiện bằng quy tắc hình bình hành            

D. Các phát hiểu A, B và C đều đúng

17. Một vật chuyển động trên mặt phẳng ngang, đại lượng nào sau đây không ảnh hưởng đến gia tốc chuyển động của vật?

A. Vận tốc ban đầu của vật             B. Độ lớn của lực tác dụng         

C. Khối lượng của vật                      D. Gia tốc trọng trường

19. Khi vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm là:    

A. một trong các lực tác dụng lên vật                   

B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật

C. thành phần của trọng lực theo phương hướng và tâm quỹ đạo                    

D. nguyên nhân làm thay đổi độ lớn của vận tốc

21. Hiện tượng mất trọng lượng xảy ra trong trường hợp nào sau đây:

A. Trong con tàu vũ trụ đang bay trên quỹ đạo quanh Trái Đất                                  

B. Trên xe ô tô

C. Trên tàu biển đang chạy rất xa bờ                                                       

D. Trên Mặt Trăng

22. Một vật có khối lượng 800g chuyển động với gia tốc 0,05m/s2. Lực tác dụng vào vật là:

A. F = 0,4N                B. F = 0,04N              C. F = 40N                 D. 16N

Sử dụng dữ kiện sau để trả lời câu hỏi 23 và 24:    

Dưới tác dụng của lực F, vật khối lượng 100kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được quãng đường 10m thì đạt vận tốc 25,2km/h.Chọn chiều dương là chiều chuyển động.

23. Gia tốc của vật là:                                 

A. a = 2,45m/s2         B. a = 4,9m/s2                        C. a = m/s2                        D. a = 14m/s2

24. Lực kéo tác dụng vào vật có giá trị:   

A. F = 49N                 B. F = 490N               C. F = 245N               D. 1400N

 

Mã đề : 102

Mã đề : 103

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong Bộ đề thi kiểm tra một tiết lần 1 - chương I, II, III môn Vật lý 10 của trường THPT Bắc Đông Quan có đáp án.

Để xem toàn bộ nội dung và đáp án chấm thi, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Các em quan tâm có thể xem thêm các tài  liệu tham khảo cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?