15 CÂU HỎI TỰ LUẬN CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
SINH HỌC 7 NĂM 2020
ĐỀ.
1. Cơ thể nhện chia làm mấy phần? Hãy kể tên các phần phụ và chức năng của nó
2. Theo em cần có những biện pháp gì để phòng chống bệnh giun sán?
3. Hãy kể theo thứ tự tên 5 ngành động vật mà em đã học từ đầu năm đến nay rồi xếp các động vật đại diện dưới đây vào đúng với các ngành, các lớp của chúng: sán lá gan, trai sông, hải quỳ, trùng roi, rươi, con ve bò, cua, giun kim, con ve sầu
4. Nêu cấu tạo ngoài của châu chấu?
5. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi
6. Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm.
7. Vỏ trai cấu tạo gồm mấy lớp ?
8. Ngành chân khớp có những lớp nào ?
9. Nêu vai trò thực tiễn của ngành Ruột khoang. Cho ví dụ.
10. Kể tên 3 động vật thuộc mỗi ngành Động vật không xương sống:
11. Vì sao khoa học lại xếp con mực bơi nhanh cùng ngành với con ốc sên bò chậm chạp?
12. Ở các chợ và vùng biển địa phương em có các loài thân mềm nào được bán làm thực phẩm? Loài nào có giá trị xuất khẩu?
13. So sánh rồi chỉ ra những đặc điểm chung về cấu tạo của ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do
14. Nêu những phương tiện cần thiết để đề phòng khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang:
15. San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?
ĐÁP ÁN
1. Cơ thể nhện chia làm 2 phần:
- Phần đầu - ngực:
+ Đôi kìm có tuyến độc: bắt mồi và tự vệ
+ Đôi chân xúc giác: cảm giác về xúc giác và khứu giác
+ 4 đôi chân bò: di chuyển và chăng lưới
- Phần bụng:
+ Đôi khe thở: hô hấp
+ Lỗ sinh dục: sinh sản
+ Núm tuyến tơ: sinh ra tơ nhện
2. Những biện pháp để phòng chống bệnh giun sán là:
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Rửa rau quả sạch trước khi ăn, không ăn rau, quả chưa rửa kỹ
- Không nên tưới hoa màu, các loại rau, cây an quả bằng phân tươi chưa qua xử lý
- Nên tẩy giun định kỳ từ 1- 2 lần trong năm
3. 5 ngành động vật:
+ Ngành ĐVNS: trùng roi
+ Ngành Ruột Khoang: hải quỳ
+ Các ngành Giun:
- Ngành giun dẹp: sán lá gan
- Ngành giun tròn: giun kim
- Ngành giun đốt: rươi
+ Ngành Thân Mềm: trai sông
+ Ngành Chân Khớp:
- Lớp Giáp xác: cua
- Lớp Hình nhện: con ve bò
- Lớp Sâu bọ: con ve sầu
4. Cấu tạo ngoài của châu chấu là: Cơ thể gồm 3 phần:
- Phần đầu: mắt kép, râu, cơ quan miệng
- Phần ngực: 3 đôi chân và 2 đôi cánh
- Phần bụng: lỗ thở
5. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi là:
- Khi đầy đủ thức ăn thủy tức sinh sản bằng cách mọc chồi, chồi con tự kiếm thức ăn, tách khỏi cơ thể để sống độc lập. còn san hô thì cơ thể con không tách rời mà dính liền với cơ thể mẹ tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau
6. Đặc điểm chung của ngành thân mềm:
Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản
7. Vỏ trai cấu tạo gồm 3 lớp:
Lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng
8. Ngành chân khớp gồm 3 lớp:
+ Lớp Giáp xác: tôm, cua…
+ Lớp Hình nhện: con nhện, con ve bò…
+ Lớp Sâu bọ: châu chấu, con ve sầu…
9. Nêu vai trò thực tiễn của ngành Ruột khoang. Cho ví dụ.
Lợi ích:
* Trong tự nhiên:
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên: san hô…
+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển
* Đối với đời sống:
+ Làm đồ trang trí, trang sức: san hô
+ Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi: san hô
+ Làm thực phẩm có giá trị: sứa
+ Hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
Tác hại:
+ Một số loài gây độc, ngứa cho người: sứa
+ Tạo đá ngầm, ảnh hưởng đến giao thông: đảo ngầm san hô…
10.
- Ngành Động vật nguyên sinh: trùng roi, trùng giày, trùng biến hình.
- Ngành Ruột khoang: thủy tức, sứa, hải quỳ.
- Ngành Giun dẹp: sán lá gan, sán bã trầu, sán dây.
- Ngành Giun tròn: giun đũa, giun kim, giun móc.
- Ngành Giun đốt: giun đất, đỉa, rươi.
- Ngành Thân mềm: mực, trai, bạch tuộc.
- Ngành Chân khớp: tôm, châu chấu, nhện.
11. Vì sao khoa học lại xếp con mực bơi nhanh cùng ngành với con ốc sên bò chậm chạp?
- Vi chúng đều có đặc điểm chung là: thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản
12.
- Các loài thân mềm được bán làm thực phẩm là: trai, hến, sò, mực, bạch tuộc,…
- Loài có giá trị xuất khẩu: mực, bạch tuộc, sò huyết, bài ngư,…
- Vi chúng đều có đặc điểm chung là: thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản
13. So sánh rồi chỉ ra những đặc điểm chung về cấu tạo của ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Ruột dạng túi
- Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
- Có tế bào gai để tự vệ và tấn công
14. Những phương tiện cần thiết để đề phòng khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang:
Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tê bào gai độc, có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.
15.
- San hô chú yếu là có lợi. Ấu trùng san hô trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của nhiều loại động vật biển.
- Vùng biển nước ta rất giàu san hô (có nhiều loại khác nhau), chúng tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô,... là những hệ sinh thái quan trọng trong đại dương.
- Tuy nhiên, một số đảo ngầm san hô cũng gây trở ngại không ít cho giao thông đường biến.
---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu 15 Câu hỏi tự luận chủ đề Động vật không xương sống Sinh học 7 năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: